Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây lá khôi nhung hỗ trợ điều trị đau dạ dày, kỹ thuật trồng và chăm sóc lá khôi nhung hiệu quả giúp cây dễ sống và phát triển tốt.
Menu xem nhanh
Đặc điểm và điều kiện trồng cây lá khôi
(*) Đặc điểm của cây khôi nhung
Cây khôi nhung là một loại cây thân nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 2-5m, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn, mọc so le. Mặt trên có màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới có màu tím.
Cây khôi nhung ưa sống dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn, ở độ cao từ 200 – 1200m. Mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Nghệ An… Phân bố nhiều nơi nhưng số lượng không nhiều do tái sinh kém lại bị khai tác với số lượng lớn để làm thuốc. Đó đó cần nhân giống, gây trồng để lấy làm nguyên liệu làm thuốc.
(*) Điều kiện trồng cây khôi nhung
Cây khôi nhung mọc rải rác dưới tán rừng khu vực khe suối. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 15 – 28 độ, lượng mưa từ 1500 – 2500 mm, khu vực có ánh sáng tán xạ. Loại đất thích hợp trồng cây khôi nhung là đất feralit mùn trên núi, đất bazan, đất xám… thành phần cơ giới thịt nhẹ tầng dầy trên 30cm, độ PH 6,5-7.
Điều kiện trồng dưới tán rừng: đất rừng trồng đã tạo tán, đất rừng thứ sinh, cây bụi và đất trồng cây ăn quả…. Nên trồng ở những vùng đã có cây tạo tán, thuận tiện điều kiện nước tưới hoặc trong đất có độ ẩm cao.
Điều kiện và kỹ thuật trồng cây khôi nhung
Cách chọn giống và kỹ thuật trồng cây lá khôi nhung
(*) Cách chọn giống cây khôi nhung
Nguồn giống khôi nhung hiện nay được nhân từ hạt hoặc giâm cành (giâm hom). Để trồng cây nhanh cho khai thác lá ta nên chọn loại cây giống giâm hom. Cây giâm hom có thân dài, lá to nên nhanh cho thu hoạch (3-4 tháng). Cây nhân giống từ hạt có tỉ lệ sống cao hơn nhưng phải mất 7-8 tháng mới cho thu hoạch lứa lá đầu.
Tiêu chuẩn cây giống: Cây giống có chiều cao 30-40cm, trên cây có 4-6 lá thật và có bộ rễ khỏe mạnh. Cây con không bị sâu bệnh, không bị rỗng lõi và cụt ngọn. Tuổi cây khi xuất vườn từ 4-5 tháng.
Cách chọn giống cây lá khôi nhung
(*) Kỹ thuật trồng cây lá khôi nhung
Thời vụ, phương thức và mật độ trồng khôi nhung
Thời vụ trồng: miền Bắc trồng vào vụ xuân từ tháng 2-4, miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7. Nên trồng những ngày trời râm mát hoặc mưa nhỏ, trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Phương thức: trồng thuần loài (thâm canh và che lưới đen bên trên) hoặc trồng hỗn giao, xen canh.
Mật độ trồng: Tùy vào điều kiện từng vùng sẽ có mật độ trồng khác nhau. Trồng thuần loài, có thể trồng với mật độ 0,5×0,5m, trồng 20.000 cây/ha trên đất bằng phẳng và có kĩ thuật chăm sóc tốt. Vùng núi dốc, kĩ thuật chưa cao ta nên trồng 1x1m, trồng 10.000-12.000 cây/ha. Trồng xen dưới tán rừng mật độ 5000-6000 cây/ha.
Đào hố và bón phân
Đào hố: kích thước 20x20x20cm, theo hình nanh sấu, hố hàng trên so le với hố hàng dưới.
Bón phân: bón lót 0,2kg hỗn hợp phân chuồng + NPK đã được ủ sẵn theo tỉ lệ 1kg NPK + 20kg phân chuồng hoai mục. Phân được ủ trước khi trồng 20-30 ngày. Trộn đều với đất trong hố trước khi trồng cây 7-10 ngày.
Kỹ thuật trồng cây lá khôi nhung
Dùng tay hoặc dao đào 1 lỗ nhỏ ở giữa hố đã ủ phân sâu hơn chiều dài của bầu cây 1-2cm. Dùng kéo hoặc dao cắt vỏ bầu, đặt cây vào giữa hố vừa đào, đặt nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu. Giữ cho cây thẳng và lấp đất lèn chặt bầu. Đối với rừng trồng thuần loài ta phải che lưới đen bên trên để che nắng cho cây và giữ ẩm cho cây.
Kỹ thuật trồng cây lá khôi nhung
(*) Chăm sóc cây khôi nhung
Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của vườn cây. Nếu thấy cây bị thiếu nước phải tiến hành tưới bổ xung 1-2 lần/tuần. Xử lí cỏ dại và trồng dặm lại những cây bị chết. Khi cây đã lên tốt có thể phun thêm phân bón lá hoặc bón thêm phân chuồng hoai mục + NPK tăng lớp mùn cho đất để cây khôi sinh trưởng nhanh hơn.
Kiểm tra nếu có sâu ăn lá thì nên có biện pháp xử lí kịp thời. Hiện tại có rất ít loài sâu hại đến cây khôi.
(*) Thu hoạch cây lá khôi
Sau khoảng 3-4 tháng cây bắt đầu cho thu hoạch lá. Chọn những lá già, lá bánh tẻ phía dưới ngọn cây. Hái bằng tay hoặc dùng kéo cắt sát cuống lá, để lại các lá non phía trên. Thu hoạch lá khôi vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi thu hái lá khôi về phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.
Mỗi năm lá khôi cho thu hoạch từ 4-5 lứa. Mỗi lứa thu hoạch cho thu 0,2-0,3kg lá tươi/cây, lượng thu tăng theo các năm. Cây khôi nhung cho thu hoạch trên 10 năm
Công dụng lá khôi hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Theo nghiên cứu y học, lá khôi tía có tác dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày, kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Lá khôi còn có tác dụng kháng viêm, làm lành các vết loét trong dạ dày, trung hòa axit trong dạ dày. Do đó, chúng giúp tình trạng cải thiện bệnh.
Ngoài được sử dụng làm thuốc chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Lá khôi còn được người dân một số vùng miền sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh ngoài da, mẫn ngứa rất hiệu quả.
(*) Cách dùng lá khôi nhung trong điều trị bệnh đau dạ dày
- Lá khôi tía rửa sạch ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Sử dụng khoảng 30g – 40g lá khôi tía đun sôi với 1 lít nước khoảng 20 phút.
- Sau đó chắt nước uống sẽ có công dụng.
- Nước khôi tía dùng trước bữa ăn khoảng 15 phút, sử dụng hiệu quả nhất vào buổi sáng sớm.
Ngoài ra, khi lá khôi nhung kết hợp với một số vị thuốc khác sẽ làm tăng công dụng chữa trị lên nhiều lần. Để giúp người bệnh dễ dàng sử dụng chúng tôi đã điều chế lá khôi và các vị thuốc tự nhiên thành dạng cao lỏng. Ở nhiệt độ cao sau 5 ngày chưng cất sẽ chiết xuất được hết những tinh túy từ thảo dược. Sản phẩm cao Khôi Bình Vị có đầy đủ giấy tờ kiệm nghiện an toàn sức khỏe.
(*) Video hướng dẫn dùng lá khôi điều trị đau dạ dày
Công dụng của lá khôi nhung trong chữa đau dạ dày
Để được tư vấn về cây giống và cách trồng. Quý khách có thể đặt trực tiếp thông qua website, hoặc chát trực tuyến với chúng tôi qua kênh Facebook hoặc Zalo. Hoặc liên hệ theo số điện thoại Hotline: 0947.37.5656 – 0971.37.5656 để được chúng tôi tư vấn xin cảm ơn .